Lịch sử hình thành và vai trò của công tác xã hội trong ngành Y tế

Công tác xã hội (CTXH) trong cơ sở y tế là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên CTXH trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…

Nghề CTXH ở Việt Nam được công nhận chính thức là một nghề kể từ năm 2010 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010. CTXH trong ngành Y tế cũng đã được hình thành ngay sau đó khi Bộ Y tế ban hành Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” với các mục tiêu:

– Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam;

– Nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề công tác xã hội;

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Từ đó, công tác xã hội đã chính thức được coi là một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã ngạch viên chức.

Đến ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1791/QĐ-TTg về việc lấy ngày 25/3 hàng năm là Ngày Công tác xã hội Việt Nam, như một hình thức vinh danh những người tham gia một công việc thầm lặng nhưng vô cùng cần thiết trong xã hội: Nghề Công tác xã hội./.


Phạm Thành Tú

Phó Trưởng khoa TTGDSK Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

(Tổng hợp)

Đánh giá bài viết
Xem thêm:
Liên hệ
challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon