Trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19 nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh và đang nuôi con lo lắng về việc lây nhiễm bệnh. Vì vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé thế nào cho an toàn trong mùa dịch là vô cùng quan trọng.
Để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19, Viện dinh dưỡng Quốc gia đã khuyến nghị: “Trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn vì đây là biện pháp phòng, chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng”.
Sữa mẹ có nhiều kháng thể, cho trẻ bú sớm và duy trì đến 24 tháng
Các mẹ cần biết, sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn và cung cấp cho trẻ tất cả các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, các bà mẹ cần thực hiện tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo sức khỏe cho cả trẻ và mẹ.
Do vậy, cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, để trẻ có thể tận hưởng nguồn sữa non quý giá với nhiều kháng thể từ mẹ giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh và đào thải phân su, bớt bị vàng da sau sinh. Việc cho trẻ bú mẹ sớm với phương pháp da kề da sẽ giúp giữ ấm và trẻ sẽ dễ thở hơn, tập cho trẻ ngậm bắt vú mẹ dễ dàng khi vú mẹ còn mềm, ngoài ra còn giúp mẹ co hồi tử cung và giảm mất máu. Giúp cho cả mẹ và bé cảm thấy gần gũi với nhau hơn.
Chưa có bằng chứng cho thấy ri rút SARS-CoV-2 lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai cũng như ảnh hưởng đến đến em bé
Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cho trẻ ăn, uống loại thức ăn gì khác, kể cả nước lọc vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước mà trẻ cần trong 6 tháng đầu đời. Số lần cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, nếu trẻ bú càng nhiều thì khả năng tạo sữa của mẹ càng nhiều.
Khi trẻ tròn 6 tháng, là lúc cần được ăn thêm các thực phẩm ngoài sữa mẹ gọi là chế độ ăn bổ sung: vì các loại thức ăn giúp bổ sung thêm cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, do đó vẫn phải duy trì cho trẻ bú mẹ.
Trong giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và từ 12-24 tháng, sữa mẹ sẽ tiếp tục cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn tiếp tục cung cấp các yếu tố kháng khuẩn bảo vệ trẻ khỏi mắc nhiều loại bệnh, mang lại sự gần gũi và gắn bó với mẹ giúp trẻ phát triển tâm lý, do đó các bà mẹ nên duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng và có thể lâu hơn theo nhu cầu của trẻ.
Với trẻ nhỏ và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, đây là những đối tượng dễ bị tổn thương, vì thế cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý như: chia nhỏ bữa trong ngày, chế biến thức ăn sao cho mềm và dễ hấp thu,…
Nếu người mẹ thiếu dinh dưỡng, có thể hạn chế số lượng và chất lượng sữa, giảm nguồn cung cấp thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ, là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý không nên ăn uống kiêng khem, mà cần ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như: đạm, béo, chất bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần có chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe và chất lượng sữa mẹ.
Nếu nghi ngờ mẹ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 có tiếp tục cho trẻ bú mẹ không và bà mẹ cần thực hiện những gì?
Nếu nghi ngờ mẹ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 vẫn tiếp tục duy trì cho trẻ bú mẹ vì “Hiện không có bằng chứng COVID-19 truyền qua sữa mẹ, do đó sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ tránh khỏi ốm đau, bệnh tật và tử vong” – đó là thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Với nguồn kháng thể dồi dào từ sữa mẹ như: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Trong đó, nhiều nhất là IgA, đặc biệt là loại IgA bề mặt, loại này có trong các dịch tiết cơ thể như nước bọt, bề mặt đường hô hấp, đường tiêu hoá, có khả năng tồn tại không bị acid của dạ dày phá hủy và không tiêu hủy các vi khuẩn “có ích” cho hệ tiêu hóa.
Kháng thể này lưu hành từ máu vào trong sữa mẹ và cung cấp sức đề kháng cho trẻ để chống lại những vi khuẩn mà người mẹ đã gặp phải.
Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những axit béo đặc biệt và một số loại monoglyceride giúp sữa mẹ có khả năng làm vỡ màng bọc của một số loại vi-rút.
Đặc biệt là lượng sữa non, xuất hiện trong những ngày đầu sau sinh, chứa rất nhiều kháng thể, tế bào miễn nhiễm và một số chất có tác dụng chống vi trùng như interferon (chống siêu vi trùng), fibronectin (tăng cường lực lượng bạch cầu như đại thực bào).
Khi mẹ nhiễm bệnh, trong sữa mẹ có kháng thể chống lại vi-rút nên cho trẻ bú mẹ cũng giống như đang tiêm vắc-xin cho trẻ.
Tuy nhiên, người mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà Viện dinh dưỡng đã khuyến cáo đó là: phải mang khẩu trang khi cho trẻ bú; rửa tay đủ 6 bước bằng nước sạch và xà phòng trước khi chạm vào con hay chạm các bề mặt mà trẻ có thể chạm vào; lau chùi thường xuyên các bề mặt mà bà mẹ và trẻ thường tiếp xúc quanh mình.
Khi hắt hơi hoặc ho phải che miệng bằng khăn giấy, khăn vải hoặc bằng khuỷu tay và rửa ngay sau đó.
Trong trường hợp bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, kể cả khi đang thực hiện cách ly do nghi có tiếp xúc với nguồn lây COVID-19, hoặc thậm chí khi đã bị nhiễm vi-rút, việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là cách tốt và an toàn cho trẻ, nếu không thể cho trẻ bú trực tiếp thì có thể vắt sữa để cho trẻ uống.
Lưu ý, trước khi vắt cũng phải rửa tay đúng cách. Khi mẹ nghi ngại, quyết định không nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ có thể nhờ sự trợ giúp từ cán bộ y tế sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn về lựa chọn và cách sử dụng các sản phẩm thích hợp nhất để nuôi bé.
Trần Thị Loan. Khoa Dinh dưỡng -CDC Kon Tum
(Sưu tầm từ Báo Sức khỏe và Đời sống)
- Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Y tế tỉnh Kon Tum
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
- Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum (đợt 3 năm 2023)
- Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum năm 2023
- Kiến thức, thực hành của học sinh và phụ huynh về các biện pháp phòng chống nhiễm giun truyền qua đất tại trường tiểu học Kim Đồng, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum năm 2023
- Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc lá của người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum năm 2023
- Thực trạng sốt rét và kiến thức, thực hành của người dân từ 18-60 tuổi tại hai xã Mô Rai, Ia Xiêr huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2022
- Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được quản lý tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum năm 2023
- Thực trạng kiến thức, tham gia bảo hiểm y tế của bệnh nhân hiv/aids và một số yếu tố liên quan tại Khoa phòng chống hiv/aids thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum năm 2023
- Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi được quản lý tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum năm 2023
- Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các đơn vị cấp nước năm 2023
- Lời kêu gọi toàn dân tham gia thu nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp và kích hoạt, sử dụng tài khoản Định danh điện tử (VNeID)
- Về việc đề nghị cung cấp báo giá “In ấn sổ, biểu mẫu khám sức khỏe và giấy chứng nhận kiểm dịch y tế phục vụ công tác chuyên môn năm 2023”.
- Chủ động phòng chống COVD-19 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
- Về việc đề nghị cung cấp báo giá gói thầu Mua sinh phẩm xét nghiệm dịch vụ
- Quyết định Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu mua thuốc…
- Thông báo về việc tiếp tục hoàn trả chênh lệch phí dịch vụ test nhanh COVID-19
- Về việc đề nghị cung cấp báo giá gói thầu “Mua vật tư, sinh phẩm xét nghiệm HIV/Lao”
- Công văn mời cung cấp báo giá hóa chất sinh phẩm xét nghiệm (Dịch vụ)
- Công văn mời thầu cung cấp báo giá dụng cụ vật tư xét ngiệm (lần 2)
- Công văn mời cung cấp báo giá sinh phẩm xét nghiệm ma túy
- Công văn mời cung cấp báo giá hóa chất sinh phẩm xét nghiệm (dịch vụ)
- Công văn mời cung cấp báo giá mua mua vật tư xét nghiệm Covid-19
- Công văn mời cung cấp báo giá vật tư khám sàng lọc đái tháo đường
- Hướng dẫn khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
- Về việc đề nghị cung cấp báo giá gói thầu mua dụng cụ, vật tư xét nghiệm
- Về việc đề nghị cung cấp báo giá gói thầu mua hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm
- Thông báo về việc hoàn trả chênh lệch phí dịch vụ xét nghiệm test nhanh COVID-19- Lần 3
- Phóng sự- Dấu ấn phòng chống COVID-19 Chào mừng 27 tháng 2 năm 2022
- Thông báo về việc hoàn trả chênh lệch phí dịch vụ xét nghiệm test nhanh COVID-19
- Kế hoạch tổ chức xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân- Thầy thuốc Ưu tú lần thứ 4 năm 2023
- Đề án Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III đối với viên chức ngành Y tế tỉnh Kon Tum năm 2022
- Thông điệp truyền thông về chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi
- 6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
- Hướng dẫn sử dụng App Sổ sức khỏe điện tử
- Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn trong mùa dịch COVID-19
- Quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
- Cập nhật thông tin tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và tỉnh Kon Tum