Giải pháp cho ô nhiễm nhựa

Giai Phap O Nhiem Nhua A

Rác thải nhựa đang là vấn đề cấp thiết trên toàn cầu, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà rác thải nhựa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tại Việt Nam, theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn (gồm 1,6 triệu tấn ở đô thị, 1,3 triệu tấn ở nông thôn) và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn (1,55 triệu tấn ở đô thị, 0,85 triệu tấn ở nông thôn). Tuy nhiên, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn (số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2022).

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa

Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các nguồn sau:

– Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hoá…

– Chất thải sinh hoạt của khu dân cư, từ khách du lịch…

– Thực phẩm dư thừa ni lông, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại…

– Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học…

– Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thật ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí tệ hơn là tuồn ra đại dương. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với mảnh rác đó và nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta trong bao lâu?

Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Mỗi năm có đến 0,8 tỷ kg rác thải từ điếu thuốc lá được thải ra môi trường.

 

Tác hại của rác thải nhựa

– Đối với môi trường:

+ Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

+ Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Ví dụ như đốt nhựa không đúng quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật sống.

– Đối với sinh vật biển: Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” và làm ảnh hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.

– Đối với con người:

+ Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico… Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí… khiến cho các loài sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe.

+ Riêng với những loại rác thải nhựa đốt để xử lý, sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan… ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư.

+ Trong một số loại túi ni lông có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất… vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật.

+ Hiện nay còn có rất nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA – đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư

Làm cách nào để giảm thiểu rác thải nhựa?

Có nhiều biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, tiêu biểu gồm 08 cách như sau:

Chung tay thực hiện những hành động nhỏ sẽ tạo nên một thay đổi lớn. Vì vậy, Ngay bây giờ: Nói không với túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần chính là việc làm cứu Trái Đất.


Nguồn: Phạm Trang (tổng hợp và sưu tầm)

5/5 - (1 bình chọn)
Xem thêm:
Liên hệ
challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon